-
Giỏ Hàng đang trống!
Mỗi dịp Tết đến, bên cạnh việc mua sắm, dọn dẹp nhà cửa đón xuân thì việc trang trí bàn thờ ngày Tết đã trở thành phong tục không thể thiếu. Tuy nhiên không phải ai cũng am hiểu việc trang trí bàn thờ thế nào cho đúng chuẩn phong thuỷ. Vậy hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Tết đến, Xuân sang chính là dịp tất cả mọi người tất bật dọn dẹp trang trí nhà cửa. Trong đó khu vực bàn thờ là nơi quan trọng cần phải dọn dẹp cẩn thận hơn. Việc dọn dẹp bàn thờ thể hiện sự biết ơn, kính trọng của con cháu đối với tổ tiên.
Vào mỗi dịp Tết, con cháu từ phương xa nô nức trở về, nhà nhà quây quần bên nhau kể về một năm đã qua. Chính vì vậy, Tết còn tượng trưng cho sự sum họp, hội tụ. Việc dọn dẹp bàn thờ cũng là một cách thể hiện lòng tưởng nhớ và đón ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu.
Tuỳ vào văn hoá mỗi vùng miền sẽ có những khác nhau về lễ vật. Nhưng nhìn chung, những thứ cần có trên bàn thờ ngày Tết đều sẽ bao gồm những vật phẩm tâm linh và đồ thờ cúng.
Những vật phẩm tâm linh đó bao gồm: đèn dầu hoặc nến thơm, lọ hoa, cành đào hoặc cành mai. Đồ thờ cúng không thể thiếu là mâm bồng, bánh chưng bánh tét,....
Việc chuẩn bị lễ vật để dâng lên bàn thờ là cách con cháu thể hiện tâm ý, lòng biết ơn, hiếu kính đối với những người đã khuất. Cũng là niềm hy vọng được tổ tiên phù hộ cho sang năm mới bình an, mạnh khoẻ và gặp nhiều may mắn.
Trang trí bàn thờ vào ngày Tết
Bàn thờ ngày Tết miền Bắc thường có nhiều lễ nghi và nguyên tắc hơn so với miền Trung và miền Nam. Mâm ngũ quả ở miền Bắc bao gồm 5 loại quả với 5 màu sắc thể hiện cho ngũ hành tương sinh. Không có quy định loại quả nào được hoặc không được đặt trên bàn thờ, nhưng bưởi và chuối là không thể thiếu. Ba loại quả còn lại tuỳ vào sở thích, gia chủ có thể dùng xoài, quýt, táo, ổi,....
Mâm cúng 3 ngày tết là thứ không thể thiếu, cố định vào 30, 1, 2 âm lịch. Trong ba ngày này trên bàn thờ luôn luôn phải đốt nhang và cúng 3 bữa/ ngày. Nguyên tắc để chuẩn bị mâm cúng là số bát và số đĩa phải bằng nhau, ví dụ 4 bát - 4 đĩa, 6 bát - 6 đĩa,...
Bàn thờ ngày Tết miền Trung không quá cầu kỳ như ở miền Bắc. Do đó mâm bồng sẽ có những loại quả khác nhau tùy thuộc vào sở thích của mỗi gia đình.
Một lưu ý nhỏ là người miền Trung không dùng những loại quả có vị đắng và chát để bày lên mâm hoa ngũ quả. Họ chỉ dùng những loại quả có vị ngọt, tròn và lâu hỏng để bày lên bàn thờ. Bên cạnh đó họ cũng bày thêm một vài đĩa bánh đặc sản như bánh in, bánh tét, bánh tổ, bánh đậu xanh,...
Bàn thờ ngày Tết của miền Trung
Trong miền Nam, mâm bồng được bày cố định những loại quả: mãng cầu, xoài, sung, dừa, đu đủ với ý nghĩa: “Cầu xài sang vừa đủ”. Ý nghĩa mâm bồng là cầu sức khoẻ dồi dào, công việc trong năm mới được thuận lợi, kiếm được tiền để lo cho cuộc sống đủ đầy, sung túc hơn.
Điều đặc biệt, trên mâm cúng vào ngày cuối năm, người miền Nam luôn có món khổ qua xào trứng với mong muốn sự khổ cực sẽ qua đi, sang năm mới sẽ ấm no hạnh phúc. Ngoài ra mâm cúng trên bàn thờ ngày tết miền Nam gồm có những món: thịt kho tàu, canh măng, chả giò,....
Hình ảnh bàn thờ ngày Tết 3 miền
Việc trang trí bàn thờ ngày Tết tuy khá đơn giản nhưng cũng cần lưu ý một số điều sau đây để tránh phạm phải điều tối kỵ:
Trước khi trang trí bàn thờ, gia chủ cần dọn dẹp bàn thờ để tránh bụi bẩn và những điều không may sẽ ảnh hưởng tới năm mới. Việc dọn dẹp bàn thờ là một nét đẹp văn hoá của người Việt Nam. Hơn nữa nó còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc nên việc dọn dẹp bàn thờ phải được làm thật cẩn thận.
Khi dọn dẹp bàn thờ, tránh mặc đồ hở hang, nên mặc những món đồ có cổ, có tay và không được ngắn trên đầu gối kẻo mang tội bất kính đối với tổ tiên.
Nên dùng nước ấm để lau rửa bài vị, tốt nhất là dùng nước mưa đun sôi để ấm vì quan niệm dân gian cho rằng nước mưa là tinh tuý của trời đất.
Nếu gia đình có thờ Phật, hãy lau dọn bàn thờ Phật trước, không được lau dọn bàn thờ gia tiên trước vì sẽ phạm tội bất kính đối với thánh thần.
Lau dọn bàn thờ chuẩn bị đón Tết
Trên bàn thờ chính luôn có một bát hương để chính giữa tượng trưng cho tinh tú đất trời. Trên bát hương có cây trụ cắm hương vòng tượng trưng cho trục vũ trụ.
Bên cạnh bát hương chính thông thường sẽ có 2 bát hương và 2 ngọn đèn dầu. Khi cần giao tiếp với ông bà tổ tiên người ta thường thắp hương và đốt đèn dầu. Mọi nguyện cầu sẽ bay theo khói hương chuyển đến ông bà.
Bát hương chính tuyệt đối không được xê dịch, chất liệu bát hương nên được làm bằng sứ, tránh dùng đá hoa cương.
Bàn thờ ngày Tết thường bao gồm những lễ vật:
Bàn thờ ngày Tết miền Nam
Mâm hoa ngũ quả tượng trưng cho lòng hiếu thảo đối với ông bà tổ tiên. Đây là một vật không thể thiếu trên bàn thờ vào ngày Tết.
Mâm hoa ngũ quả nên được trang trí dựa theo ngũ hành: hành kim, hành mộc, hành thuỷ, hành hỏa, hành thổ bao gồm những loại quả có màu trắng, đen, xanh, đỏ nâu.
Việc thờ cúng xuất phát từ tâm, vật chất xa hoa không quá quan trọng. Nếu như gia đình bạn không đủ điều kiện để chuẩn bị những lễ vật cúng cao sang, trang trọng, bạn có thể xin với gia tiên làm một mâm cúng nhỏ nhưng vẫn thể hiện tâm ý của gia đình. Nên thắp nhang thường xuyên để không gian thờ cúng luôn được ấm áp.
Tết đến, Xuân về là dịp con cháu quây quần bên ông bà cha mẹ. Vì vậy việc trang trí bàn thờ ngày Tết là việc rất quan trọng đối với mỗi gia đình. Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về cách trang trí bàn thờ ngày Tết. Hi vọng mỗi gia đình đều tự tay trang trí bàn thờ chuẩn phong thuỷ để chào đón một năm mới đầy lộc lá, vui vẻ.
Xem thêm:
Ý nghĩa cuốn thư câu đối trong thờ cúng và những sự thật liên quan
Bạn đang xem bài viết trên website: https://goxinh.
Viết bình luậnu